Rắn là một trong những động vật nguy hiểm và đáng sợ nhất đối với con người. Rắn độc gây nguy cơ chết người rất cao nếu không may bị chúng cắn, một số loài rắn độc cũng gây tâm lý sợ hãi, bất an cho con người.
Hầu hết các loại rắn đều nhút nhát, rắn chỉ tấn công lại con người khi không may dẫm, chạm phải chúng hoặc bị kích động do con người cố tình bắt chúng.
Khi bị rắn cắn, việc điều trị bắt buộc đối với vết rắn cắn phụ thuộc vào các loài và nhận biết được các loài rắn đã cắn ai đó là một phần quan trọng trong quy trình này.
Hiện nay, có rất nhiều khu resort, khách sạn, công ty có khuôn viên rộng, nhiều cây cối xung quanh,…nằm liền kề với cảnh quan tự nhiên. Đây là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch, tạo môi trường sống trong lành. Tuy nhiên, ngoài việc phải đối phó với tình trạng côn trùng, chuột xâm nhập dễ dàng thì rắn cũng là đối tượng sinh vật khiến nhiều khách hàng lo ngại.
Tại Việt Nam, các công ty kiểm soát rắn, diệt rắn chuyên nghiệp không có nhiều vì các kỷ năng bắt rắn, kiểm soát chúng đòi hỏi phải có kinh nghiệm chuyên môn cao, xử lý các tình huống nhanh chóng, chính xác.
Công ty chúng tôi với hơn 12 năm cung cấp dịch vụ kiểm soát rắn và các động vật gây hại tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Dịch vụ phun thuốc diệt rắn, kiểm soát rắn cho công ty, diệt rắn cho resort, bắt rắn tại nhà, … được chúng tôi cung cấp cho các khách hàng 24/7.
Nếu phát hiện có rắn xuất hiện trong nhà hay trong khu vực công trình của bạn, đừng cố bắt rắn hoặc xua đuổi chúng, hãy gọi cho các chuyên gia kiểm soát rắn của chúng tôi để có thể hỗ trợ bạn.
Biện pháp ngăn ngừa – Phòng tránh rắn cắn:
Rắn cắn có thể là do vô tình dẫm chân lên chúng. Đặc biệt nếu chúng ta đi vào vườn cây, bụi rậm là những nơi rắn hay ẩn nấp để săn mồi.
- Mang ủng hoặc giày dày và mặc quần dài khi đi trên thảm cỏ.
- Không nên bước ra vườn, sân, bãi có với đôi chân trần vào ban đêm.
- Tránh những thảm cỏ dài và cố gắng bám theo các lối mòn nếu có thể.
- Sử dụng gậy dài để dò đường phía trước; lưu ý rằng rắn có thể giả vờ chết, nên không được cố gắng đụng vào một con rắn trông như đã chết.
- Đi theo một lối qua thảm cỏ dài hay bụi rậm
- Bước lê các tảng đá hay khúc gỗ lớn trên đường đi và đẩy chúng đi để mở đường; đây thường là những nơi trú ẩn ưa thích của rắn.
- Quan sát khi chúng ta đặt tay vào chỗ nào đó và không được đưa tay vào trong lỗ nào.
- Không cố gắng bắt, giết hay cô lập rắn lại.
- Sử dụng màn vào ban đêm và nhét kín xung quanh lại.
- Không ngủ dưới đất trừ khi chúng ta có một cái lều có sẵn các tấm thảm trải dưới đất.
- Luôn sử dụng đèn pin để soi đường phía trước khi đi vào ban đêm.
- Nếu thấy rắn, hãy đứng yên và sau đó từ từ lùi lại; hãy nhớ rằng nhiều con rắn có thể tấn công trong khoảng cách bằng một nửa chiều dài của nó.
- Khi vào trong garage, chuồng trại, nhà kho hay những nơi khác mà có mở cửa, hãy mở đèn bên trong và quan sát kiểm tra xem có rắn không, hãy nhớ rằng chúng ta sẽ có thể chặn đường rút lui của chúng và đó là khi chúng có thể tấn công để tự vệ.
Giảm thiểu nguy cơ bị rắn cắn khi ở trong vườn nhà bạn:
Trước khi tìm cách ngăn chặn rắn không xâm nhập vào nhà, chúng ta phải đảm bảo rằng khu vườn của mình không phải là một thiên đường cho rắn sống bởi từ đó mà chúng có thể tìm đường vào trong nhà, garage hay bất kỳ khu vực nào ngoài nhà mà chúng ta có.
- Cỏ dài là nơi trú ngụ yêu thích của rắn, nên hãy cắt cỏ cho ngắn.
- Cắt tỉa bụi cây xung quanh gốc và trồng cây xa nhà.
- Đảm bảo rằng các cành cây không cao hơn nhà của chúng ta hoặc những khu vực ngồi trong vườn.
- Sắp xếp gỗ trên một sàn thích hợp như pallet, cách ly mặt đất.
- Thường xuyên quét dọn lá và các chất thải khác trong vườn.
- Lấp các khoảng trống, khe nứt và kẽ hở trên các bức tường bằng gạch và đá.
- Sàn gỗ trong các khu vực ngồi phải là gỗ tấm, không nên dùng gỗ ghép, để ngăn cho rắn không chui xuyên qua được.
Hãy lưu ý những khu vực vui chơi như lều trại, nhà trên cây và các đống cát là những chỗ rắn thường ẩn náu.
Các đống phân ủ có thể thu hút nhiều loại dịch hại hoang dã khác nhau, có thể trở thành con mồi của rắn. Đảm bảo rằng chất thải của gia đình bạn được chứa trong một kết cấu chắc chắn và kín, nên cách ly mặt đất, đồng thời có thể bít kín để tránh cho bất cứ loài vật hoang dã nào xâm nhập, đặc biệt là các loài gặm nhấm.
Bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi bị Rắn tấn công.
Làm thế nào để ngăn không cho rắn xâm nhập vào ngôi nhà của bạn? Bạn có biết rắn, đặc biệt là các loài thân mỏng hơn, có thể thể xâm nhập vào trong nhà qua một khe hở có kích thước chỉ bằng một cái bút bi hay bút chì, giống như chuột vậy. Và hãy nhớ rằng rắn có thể bơi và leo nên hãy kiểm tra cẩn thận nhà cửa, garage và tất cả các khu vực bên ngoài.
Khi kiểm tra nhà cửa, cần phải xem xét:
- Cửa sổ và cửa ra vào của nhà bạn có rèm chắn không? Có các khe hở xung quanh khung hoặc các lỗ trên rèm chắn không?
- Có khe hở nào dưới các cửa ra vào trong & ngoài nhà, cửa garage, cửa chuồng trại không? Nếu có, dùng các vải sợi cứng hay chất bít kín cũng có thể là cách hiệu quả để bít kín các khe hở này.
- Trên các công trình bằng gạch hay vữa của ngôi nhà có các lỗ, vết nứt hay khe hở nào không?
- Giữa các khu vực sân hay lối đi vào ngôi nhà của bạn có các lỗ, vết nứt hay khe hở nào không? Những khu vực thoát nước trên sân là một điểm lý tưởng để chúng chui vào.
- Thành của các tấm chắn đường ống có đủ nhỏ để ngăn chặn rắn không chui xuống không?
- Đảm bảo rằng không có các lỗ trên mái nhà mà rắn có thể chui qua, đặc biệt khi có cây vắt ngang qua mái nhà.
- Đảm bảo các tấm ván ốp chân tường không có khoảng cách bên dưới hay đằng sau.
- Bít tất cả các lỗ khi đi đường dây điện, máy bơm hay đường dẫn ga vào nhà.
- Che đậy các ống máng và ống xả bằng tấm chắn lưới dày.
- Nếu nhà có sàn gỗ, phải đảm bảo rằng lối vào không gian bên dưới sàn được bít kín và các khoảng cách giữa các tấm cũng được lấp đầy.