DIỆT MỐI TẬN GỐC + PHUN MUỖI TẠI NAM ĐỊNH. 0979531228 Cam kết 100% diệt tận gốc mối. Bảo hành dài hạn.
DịCH VỤ KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG ÁNH DUYÊN TẠI NAM ĐỊNH.
- Chuyên cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng tại nhà, kho xưởng, công ty, văn phòng…
TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA LOÀI MỐI TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA LOÀI MỐI
MỐI LÀ LOÀI CHUYÊN PHÁ HOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG
– Mối phá hoại đồ gỗ, giấy và các vật chất có chứa cellulose để làm thức ăn, hoặc tạo các khoảng rỗng dưới nền công trình. Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm trị giá số cây cốc bị mối làm hại tới 280 triệu rupi). Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…
-Những năm gần đây, các tỉnh đã phải chi trả một khoản tiền khá lớn cho việc phòng trừ mỗi mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình cơ sở như trường học, bệnh viện, khu làm việc… đến các công trình kiên cố to đẹp như Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền, Văn phòng tỉnh ủy, phòng lưu trữ hồ sơ UBND tỉnh, …đã bị mối mọt tấn công. Đó là chưa kể đến các tổn thất do mối mọt ở nhà ở và các công trình khác của nhân dân.
– Năm 2005 và 2006, Hội An có đến 27 di tích thuộc sở hữu nhà nước được tu bổ nhưng một số di tích đã bị mối mọt phá hoại. Gây thiệt hại lớn về kinh tế và mỹ quan môi trường.
– Vấn đề mối mọt phá hoại các công trình xây dựng, kho tàng, khu bảo tồn di tích, đê điều, cây trồng … hiện nay là rất nghiêm trọng. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức nào, nhưng thiệt hại hàng năm do mối mọt gây ra là hàng tỉ đồng/năm đối với mỗi quốc gia.
NHỮNG TÁC HẠI CỦA MUỖI
1. Tìm hiểu về loài Muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.(Nguồn: Wikipedia)
Culicinae (Diptera: Culicidae) là một trong những phân họ có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng, chúng phân bố trên toàn cầu, trong đó nhiều giống có ý nghĩa về mặt dịch tễ như Anopheles truyền bệnh sốt rét; giống Aedes truyền sốt xuất huyết dengue, sốt vàng da, chikungunya; giống Culex truyền viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền giun chỉ bạch huyết.
Bạn biết không, Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm- tức là từ thời đại Khủng Long. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagogus,…
Tổng cộng có 255 loài muỗi thuộc 42 phân giống và 21 giống được ghi nhận ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Trong đó, giống Anopheles có 64 loài; giống Culex có 42 loại, 1 dạng loài; và trong tổng số 18 giống của tộc Aedini (bao gồm hai giống Armigeres và Heizmann), gồm 88 loài, trong đó có 4 dạng loài. (Nguồn: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương)
Thực ra, giống muỗi đa số không hút máu người, chúng sống bằng phấn và mật hoa, nó là nguồn thực phẩm cho nhiều sinh vật khác, nếu thiếu chúng, nhiều loại chim và thú ăn côn trùng sẽ phải thay đổi nguồn thức ăn và biến đổi nhiều về hệ môi trường sinh thái.
Thực ra, giống muỗi đa số không hút máu người, chúng sống bằng phấn và mật hoa
Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. Năm 2017, đại dịch Zika bùng phát gây nên hiện tượng teo não ở người mà tác nhân cũng là do muỗi gây ra.
Nhưng có phải loài nào cũng hút máu và loài nào cũng gây bệnh hay không! Thực sự thì muỗi chích ta chỉ có muỗi cái. Còn Muỗi Đực thì không, nghe thì ảo nhưng sự thật nó đúng là như vậy!
Muỗi đực và Muỗi cái đều hút nhựa cây và hoa quả để sống, nhiệm vụ là đi thụ phấn cho cây. Nhưng Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu, còn muỗi đực thì không. Do nhu cầu sinh sản cần nhiều protein mà protein trong hoa quả thì không đủ chất nên Muỗi dùng máu người. Khi đã hút máu xong, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các Amino Acid và dùng nó để tạo ra trứng.
2. Vai trò của Muỗi
Nhắc đến Muỗi chúng ta rất ghét và hầu hết người ta chỉ đề cập đến tác hại mà Muỗi gây ra. Nhưng Muỗi có mặt trên hành tinh này 170 triệu năm cũng có sứ mệnh của riêng mình. Vậy chúng có ý nghĩa gì!
Muỗi được coi là một nguồn thức ăn cho cá và côn trùng. Sứ mệnh là làm thức ăn cho các loài động vật khác nghe thật buồn nhưng thế giới tự nhiên thật nhiều điều thú vị. Muỗi có vòng đời rất ngắn, Muỗi Cái tầm 20 ngày và Muỗi Đực chỉ có 10 ngày. Khi còn là ấu trùng Muỗi là thức ăn cho các loài cá dưới nước, khi đã phát triển trưởng thành muỗi làm thức ăn cho chim, dơi, kỳ nhông, thằn lằn, ếch và các loài động vật khác,…
Muỗi thụ phấn và giúp cây trồng duy trì và phát triển. Đặc biệt là các loài cây thuỷ sinh ở khu vực muỗi sinh sống. Điều này góp phần cung cấp chỗ che và nơi trú ẩn cho các động vật khác.
Không một sự tồn tại nào trên trái đất là vô nghĩa cả, cái gì cũng sẽ có vai trò của nó. Đây là lý do vì sao xua đuổi muỗi được nhiều người áp dụng hơn là tiêu diệt muỗi, không những giúp bảo vệ bạn và gia đình mà còn giúp bảo vệ cả môi trường sinh thái nữa.
3. Tác hại của Muỗi
Bây giờ là đến phiên kể tội của loài Muỗi rồi:
3.1. Gây âm thanh khó chịu
Chưa bị chích nhưng chỉ cần nghe âm thanh vivo vivu của Muỗi là đủ thấy ong ong lỗ tai rồi!
Trong phòng kín chỉ cần một con muỗi kêu là cả nhà bỏ ngủ là có thật!
3.2. Gây nhiễm trùng và sưng đỏ
Muỗi cắn sẽ rất ngứa ngáy, tạo thành vết đỏ ửng trên da. Đối với làn da nhạy cảm như da em bé chẳng hạn, có thể gây sưng đỏ và nhiễm trùng.
Muỗi cắn sẽ rất ngứa ngáy, tạo thành vết đỏ ửng trên da
3.3. Bệnh giun chỉ
Người đầu tiên lên án muỗi là nhà bác học Anh: Patrick Manson. Vào năm 1878, ông đã chứng minh giống muỗi Culex quinquefasciatus truyền bệnh giun chỉ – căn bệnh làm cho tứ chi và hạch trong người bị sưng phồng lên, đôi khi gây ra chứng phù chân voi.
3.4. Bệnh sốt rét
Năm 1897, Manson xác định một số giống muỗi anopheles có thể truyền bệnh sốt rét.
Số người chết hằng năm do muỗi đốt truyền bệnh cũng khá lớn, chỉ riêng bệnh sốt rét, hàng năm đã làm 3 triệu người tử vong.
3.5. Bệnh sốt vàng da
Năm 1900, các nhà khoa học lại phát hiện giống muỗi Aedes aegypti là tác nhân của bệnh sốt vàng da.
Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết và hiện nay chưa có biện pháp điều trị. Sau một thời gian nhiễm bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục, khoảng 15% các ca bệnh sẽ chịu các di chứng như nhiễm độc, bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Đa phần các bệnh nhân bị biến chứng sẽ tử vong.
3.6. Virus zika
Trong vài năm gần đây, virus zika là căn bệnh đã gây ra sự hoảng loạn tại nhiều quốc gia sau khi nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan của nó với tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh (microcephaly). Căn bệnh này do muỗi Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh và truyền từ mẹ sang thai nhi, gây tổn thương não của trẻ.
Căn bệnh này do muỗi Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh
3.7. Bệnh sốt thung lũng Rift
Bệnh sốt thung lũng Rift là do loại virus phlebovirus gây ra. Virus này tồn tại trong cơ thể vật chủ là các gia súc như trâu, bò, cừu, dê… truyền thông qua các loài muỗi khác nhau như aedes, anopheles, eretmapodites, mansonia…
Người bị sốt thung lũng Rift có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như mù, mắc các bệnh liên quan đến não, hoại tử gan, gan sưng phồng, có điểm xuất huyết trên gan, hạch lympho sưng, đôi khi có thêm triệu chứng vàng da… thậm chí là tử vong.
3.8. Sốt xuất huyết
Đến khi Muỗi lan truyền bệnh sốt xuất huyết thì càng nguy hiểm hơn. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh lan truyền chủ yếu qua trung gian Muỗi Aedes Aegypti với hơn 50 triệu người mắc hằng năm trên thế giới.
Bệnh sốt xuất huyết lan truyền chủ yếu qua trung gian Muỗi Aedes Aegypti
Việt Nam ta là nơi có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao, lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố trên cả nước. Nhưng phổ biến hơn ở khu vực phía Nam và phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Nhất là khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10. Hiện tại chưa có vacxin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết nào được cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
Điều đó nhắc chúng ta rằng, cho đến nay các biện pháp chủ yếu để hạn chế sự lan truyền vẫn là diệt bọ gậy, diệt muỗi và hạn chế muỗi đốt. Do đó chúng ta không được chủ quan và chủ động tìm biện pháp thích hợp để chống muỗi để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình mình nhé!
4. Muỗi sợ gì?
Vậy loài những loài muỗi nguy hiểm này có điểm yếu hay không? Làm sao để chúng tránh xa cuộc sống chúng ta?
Phương pháp về mùi hương: Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất từ xưa tới nay chính là sử dụng mùi hương. Có những mùi hương đối với con người rất bình thường nhưng sẽ là nổi ám ảnh đối với loài muỗi. Những mùi hương khiến muỗi phải khó chịu như: Sả, Bạc hà, vỏ cam quýt bưởi, tỏi, tiêu đen, lá trà, phong lữ, tràm, quế,… Sẽ có rất nhiều cách để bạn sử dụng những mùi hương này như: trồng cây, xông tinh dầu, pha chế dung dịch xịt quanh nhà, thoa lên da,…
Phương pháp về âm thanh: Trên lý thuyết, có những âm thanh khiến muỗi phải sợ hải. Một số nhà phát triển đã dựa theo những lý thuyết này, phát mình ra những phần mềm hay máy sóng âm để xua đuổi muỗi. Được biết những âm thanh này mô phỏng lại âm thanh đập cánh của loài chuồn chuồn hay loài dơi – đây là những kẻ thù của muỗi, chính vì vậy mà nó có thể đuổi muỗi ra khỏi phạm vi mà sóng âm thanh còn tác dụng. Tuy nhiên, những phương pháp này bị các nhà khoa học phản bác lại. Có nghiên cứu đã cho ra kết quả, sử dụng âm thanh không hề có tác dụng gì lên loài muỗi cả. Mặc dù với tần số thấp không gây ra tác hại lên sức khỏe con người, nhưng lại ảnh hưởng đối với những động vật như chó, mèo. Các loài vật nuôi này có khả năng nghe được những âm thanh với tần số cao hơn con người, do đó những ứng dụng trên có thể khiến lũ thú cưng này nổi điên trong nhà của bạn.
Phương pháp về màu sắc: một số nghiên cứu nói rằng côn trùng, trong đó có muỗi đều rất sợ ánh sáng màu cam. Vì vậy, bạn có thể sử dụng giấy bóng kiếng màu cam để bọc hoặc đặt lên bóng đèn nhà mình, lúc này muỗi sẽ không dám lại những nơi có sánh sáng chiếu đến. Đây là lý do tại nhiều nhiều nhà hàng, khách sạch,…rất thích thiết kế đèn tường có ánh sáng màu vàng cam.
Vì vậy, hãy lựa chọn đúng phương pháp xua đuổi muỗi để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bạn và gia đình nhé.
Trên đây là những thông tin về loại muỗi, hi vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích. Yaris là thương hiệu tinh dầu nguyên chất thiên nhiên hữu cơ, tự hào là thương hiệu tinh dầu hàng đầu Việt Nam. Liên hệ ngay với Yaris để được tư vấn về các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên cũng như cách giúp xua đuổi muỗi an toàn và hiệu quả nhất nhé.
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ:
– Giá thành phù hợp
– Chăm sóc và bảo hành tốt nhất
– Phương pháp khoa học
– Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
– Trang thiết bị hiện đại.
Rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách Hàng! Chào trân trọng và hợp tác!
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI:
Hotline: 0979531228 – 0964317226
E-mail: lavantan137@gmail.com