DIỆT MỐI + PHUN MUỖI TẬN GỐC TẠI THÁI NGUYÊN. Dịch vụ phun muỗi + Diệt mối tận gốc tại tỉnh thái nguyên, cam kết 100% hết mối.
Muỗi & Những mối nguy hiểm xung quanh chúng ta
Bạn có mệt mỏi không khi môi trường xung quanh ta bao quanh bởi Muỗi. Muỗi ở khắp mọi nơi và gây ra bao phiền toái đối với cuộc sống. Và nghiêm trọng nhất là gây ra tác hại đến chính sức khoẻ của bản thân và gia đình. Bài này Yaris xin tổng hợp về Muỗi và những ảnh hưởng muỗi gây ra trong cuộc sống, cùng tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu và loài muỗi nào
- 1. Tìm hiểu về loài Muỗi
- 2. Vai trò của Muỗi
- 3. Tác hại của Muỗi
- 4. Muỗi sợ gì?
-
1. Tìm hiểu về loài Muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.(Nguồn: Wikipedia)
Culicinae (Diptera: Culicidae) là một trong những phân họ có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng, chúng phân bố trên toàn cầu, trong đó nhiều giống có ý nghĩa về mặt dịch tễ như Anopheles truyền bệnh sốt rét; giống Aedes truyền sốt xuất huyết dengue, sốt vàng da, chikungunya; giống Culex truyền viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền giun chỉ bạch huyết.
Bạn biết không, Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm- tức là từ thời đại Khủng Long. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagogus,…
Tổng cộng có 255 loài muỗi thuộc 42 phân giống và 21 giống được ghi nhận ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Trong đó, giống Anopheles có 64 loài; giống Culex có 42 loại, 1 dạng loài; và trong tổng số 18 giống của tộc Aedini (bao gồm hai giống Armigeres và Heizmann), gồm 88 loài, trong đó có 4 dạng loài. (Nguồn: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương)
Thực ra, giống muỗi đa số không hút máu người, chúng sống bằng phấn và mật hoa, nó là nguồn thực phẩm cho nhiều sinh vật khác, nếu thiếu chúng, nhiều loại chim và thú ăn côn trùng sẽ phải thay đổi nguồn thức ăn và biến đổi nhiều về hệ môi trường sinh thái.
Thực ra, giống muỗi đa số không hút máu người, chúng sống bằng phấn và mật hoaỞ Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. Năm 2017, đại dịch Zika bùng phát gây nên hiện tượng teo não ở người mà tác nhân cũng là do muỗi gây ra.
Nhưng có phải loài nào cũng hút máu và loài nào cũng gây bệnh hay không! Thực sự thì muỗi chích ta chỉ có muỗi cái. Còn Muỗi Đực thì không, nghe thì ảo nhưng sự thật nó đúng là như vậy!
Muỗi đực và Muỗi cái đều hút nhựa cây và hoa quả để sống, nhiệm vụ là đi thụ phấn cho cây. Nhưng Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu, còn muỗi đực thì không. Do nhu cầu sinh sản cần nhiều protein mà protein trong hoa quả thì không đủ chất nên Muỗi dùng máu người. Khi đã hút máu xong, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các Amino Acid và dùng nó để tạo ra trứng.
-
2. Vai trò của Muỗi
Nhắc đến Muỗi chúng ta rất ghét và hầu hết người ta chỉ đề cập đến tác hại mà Muỗi gây ra. Nhưng Muỗi có mặt trên hành tinh này 170 triệu năm cũng có sứ mệnh của riêng mình. Vậy chúng có ý nghĩa gì!
Muỗi được coi là một nguồn thức ăn cho cá và côn trùng. Sứ mệnh là làm thức ăn cho các loài động vật khác nghe thật buồn nhưng thế giới tự nhiên thật nhiều điều thú vị. Muỗi có vòng đời rất ngắn, Muỗi Cái tầm 20 ngày và Muỗi Đực chỉ có 10 ngày. Khi còn là ấu trùng Muỗi là thức ăn cho các loài cá dưới nước, khi đã phát triển trưởng thành muỗi làm thức ăn cho chim, dơi, kỳ nhông, thằn lằn, ếch và các loài động vật khác,…
Muỗi thụ phấn và giúp cây trồng duy trì và phát triển. Đặc biệt là các loài cây thuỷ sinh ở khu vực muỗi sinh sống. Điều này góp phần cung cấp chỗ che và nơi trú ẩn cho các động vật khác.
Không một sự tồn tại nào trên trái đất là vô nghĩa cả, cái gì cũng sẽ có vai trò của nó. Đây là lý do vì sao xua đuổi muỗi được nhiều người áp dụng hơn là tiêu diệt muỗi, không những giúp bảo vệ bạn và gia đình mà còn giúp bảo vệ cả môi trường sinh thái nữa.
-
3. Tác hại của Muỗi
Bây giờ là đến phiên kể tội của loài Muỗi rồi:
3.1. Gây âm thanh khó chịu
Chưa bị chích nhưng chỉ cần nghe âm thanh vivo vivu của Muỗi là đủ thấy ong ong lỗ tai rồi!
Trong phòng kín chỉ cần một con muỗi kêu là cả nhà bỏ ngủ là có thật!
3.2. Gây nhiễm trùng và sưng đỏ
Muỗi cắn sẽ rất ngứa ngáy, tạo thành vết đỏ ửng trên da. Đối với làn da nhạy cảm như da em bé chẳng hạn, có thể gây sưng đỏ và nhiễm trùng.
Muỗi cắn sẽ rất ngứa ngáy, tạo thành vết đỏ ửng trên da3.3. Bệnh giun chỉ
Người đầu tiên lên án muỗi là nhà bác học Anh: Patrick Manson. Vào năm 1878, ông đã chứng minh giống muỗi Culex quinquefasciatus truyền bệnh giun chỉ – căn bệnh làm cho tứ chi và hạch trong người bị sưng phồng lên, đôi khi gây ra chứng phù chân voi.
3.4. Bệnh sốt rét
Năm 1897, Manson xác định một số giống muỗi anopheles có thể truyền bệnh sốt rét.
Số người chết hằng năm do muỗi đốt truyền bệnh cũng khá lớn, chỉ riêng bệnh sốt rét, hàng năm đã làm 3 triệu người tử vong.
3.5. Bệnh sốt vàng da
Năm 1900, các nhà khoa học lại phát hiện giống muỗi Aedes aegypti là tác nhân của bệnh sốt vàng da.
Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết và hiện nay chưa có biện pháp điều trị. Sau một thời gian nhiễm bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục, khoảng 15% các ca bệnh sẽ chịu các di chứng như nhiễm độc, bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Đa phần các bệnh nhân bị biến chứng sẽ tử vong.
3.6. Virus zika
Trong vài năm gần đây, virus zika là căn bệnh đã gây ra sự hoảng loạn tại nhiều quốc gia sau khi nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan của nó với tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh (microcephaly). Căn bệnh này do muỗi Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh và truyền từ mẹ sang thai nhi, gây tổn thương não của trẻ.
Căn bệnh này do muỗi Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh3.7. Bệnh sốt thung lũng Rift
Bệnh sốt thung lũng Rift là do loại virus phlebovirus gây ra. Virus này tồn tại trong cơ thể vật chủ là các gia súc như trâu, bò, cừu, dê… truyền thông qua các loài muỗi khác nhau như aedes, anopheles, eretmapodites, mansonia…
Người bị sốt thung lũng Rift có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như mù, mắc các bệnh liên quan đến não, hoại tử gan, gan sưng phồng, có điểm xuất huyết trên gan, hạch lympho sưng, đôi khi có thêm triệu chứng vàng da… thậm chí là tử vong.
3.8. Sốt xuất huyết
Đến khi Muỗi lan truyền bệnh sốt xuất huyết thì càng nguy hiểm hơn. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh lan truyền chủ yếu qua trung gian Muỗi Aedes Aegypti với hơn 50 triệu người mắc hằng năm trên thế giới.
Bệnh sốt xuất huyết lan truyền chủ yếu qua trung gian Muỗi Aedes AegyptiViệt Nam ta là nơi có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao, lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố trên cả nước. Nhưng phổ biến hơn ở khu vực phía Nam và phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Nhất là khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10. Hiện tại chưa có vacxin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết nào được cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
Điều đó nhắc chúng ta rằng, cho đến nay các biện pháp chủ yếu để hạn chế sự lan truyền vẫn là diệt bọ gậy, diệt muỗi và hạn chế muỗi đốt. Do đó chúng ta không được chủ quan và chủ động tìm biện pháp thích hợp để chống muỗi để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình mình nhé!
-
Mối – Côn trùng gây hại và cách diệt trừ mối
“Làm như thế nào để diệt mối hiệu quả”, “Có giải pháp diệt mối tận gốc không” Đó là câu hỏi chung của mọi người mỗi khi mối xuất hiện… Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng và nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối rất đáng sợ, có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…
Đặc điểm của mối
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để diệt mối cả hệ thống tổ, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa.
Loài mối “gỗ khô” có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối “đống cát”..
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v…
Tác hại của mối
Mối tấn công các nguyên liệu có nguồn gốc quý như các tài liệu, sách báo, giấy …trong thư viện, hay những hiện vật đang được bảo tồn có giá trị thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, mối còn gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao…Mối có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Từ đó chúng làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mối còn tấn công cánh cửa ra vào, cửa gỗ nhà bạn. Khi bạn mở cửa bị kẹt hay cửa sổ khó mở, đó là do mối ăn gỗ gây ra, các sản phẩm thải của chúng tạo ra môi trường với nhiều hơi nóng và độ ẩm. Điều này làm cho gỗ phồng lên, làm cho khó mở cửa sổ hay cửa chính. Mối ăn liên tục không ngừng nghỉ. Điều này chứng tỏ là chúng liên tục tiêu thụ và phá hoại gỗ.
Các cách diệt mối tự nhiên
● Ánh sáng mặt trời
Bởi vì mối rất sợ ánh sáng mặt trời, nên bạn hãy tận dụng những ngày có ánh nắng tốt và mang các đồ dùng gỗ trong nhà ra phơi trong khoảng 1 đến 2 giờ liên tục trong 2 ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tránh để đồ dùng gỗ ở những nơi ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho mối, mọt phát triển.
● Sử dụng tinh dầu cam
Tinh dầu cam được chiết xuất từ vỏ cam, có chứa hợp chất D-limonene có tác dụng diệt côn trùng. Cách diệt mối bằng phương pháp này là dựa vào hàm lượng acid citric có trong hợp chất D- limonene sẽ khiến xương sống của loài mối bị phá hủy, khiến chúng mất nước, mất protein và dần chết đi.
● Sử dụng dầu hỏa để loại bỏ mối
Cho dầu hỏa vào bình xịt và xịt vào những lỗ trên các đồ dùng gỗ trong nhà hoặc dùng bàn chải hay tấm vải khô thấm vào dầu hỏa và bôi đều lên bề mặt gỗ. Để tránh mùi dầu bay ra ngoài và giúp dầu thấm vào trong gỗ nhanh hơn thì nên dùng một lớp nilon phủ lên bề mặt gỗ. Sau khoảng 2 giờ, bạn nên bôi thêm một lớp dầu hỏa nữa để tăng thêm hiệu quả. Cuối cùng, dùng nước lau, rửa sạch sẽ để khử mùi dầu hỏa và yên tâm sử dụng lại các đồ dùng. Khi thực hiện phương pháp này cần tránh xa những nơi có nguồn lửa.
● Dùng dầu gió
Mối thường rất sợ mùi bạc hà có trong dầu gió. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu gió lên các lỗ mối trên cánh cửa gỗ, kệ tủ, đồ dùng gỗ,…Tuy nhiên những cách thủ công sẽ mất nhiều thời gian hơn để diệt mối tận gốc, bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các loại chống mối của ATALIAN.
Vì sao nên chọn dịch vụ diệt mối của ATALIAN?
Phương pháp xử lý mối theo công nghệ hiện đại – Xterm với bả mồi của Xterm đặc biệt hấp dẫn mối thợ, qua một đường mòn có chất tiết ra từ các mối thợ, chất này được gọi là Pheromone chúng sẽ báo cho các thành viên của các tổ mối về nguồn thức ăn và dẫn chúng tới ăn bả Xterm.
Kiểm soát mối bằng hệ thống Xterm từ ATALIAN
Termite control by Xterm system from ATALIAN
So với phương pháp truyền thống là khoan và bơm hóa chất ở bên trong và bên ngoài các công trình, thì phương pháp Xterm sử dụng những ống nhựa được đặt trong đất xung quanh công trình cần xử lý. Bên trong những ống nhựa này là những mẫu gỗ, giấy, bìa các tông hoặc bất kỳ sản phẩm có chứa Cellulose, chúng đóng vai trò như một loại bả nhử để phát hiện mối. Khi chúng ăn các bả nhử này, chúng được thay thế bằng bả mồi có chứa thuốc trừ mối. Ngoài ra, hệ thống đánh bả mồi đặt trực tiếp trên mặt đất cũng có thể được sử dụng và mang lại hiệu quả rất cao. Theo phương pháp này, bẫy được đặt vào các vị trí mối đang hoạt động và sự phá hoại của chúng sẽ được xử lý.Bả Xterm có chứa 2 loại hoạt chất là chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (iGRS) và chất độc phát hành chậm. Chất iGRS là chất chứa kích thích tố côn trùng (hóc môn). Bả mối Xterm chủ yếu là ngăn chặn sự hình thành bộ xương ngoài (vỏ) của côn trùng, chúng cũng được gọi là chất ức chế tổng hợp Chitin ( CSI). Sau khi ăn bả có chứa chất CSI, mối sẽ không thể thay vỏ đúng cách và cuối cùng là chết.
Sau khi ăn bả, mối sẽ không chết ngay lập tức ,chúng có đủ thời gian để trở về tổ và truyền thức ăn có chứa độc tố cho các con khác trong tổ của mình. Hóa chất sẽ được lan truyền khắp và cuối cùng là tiêu diệt cả tổ mối.
Xterm hoạt động như thế nào?
Với công nghệ tiên tiến hàng đầu tại nhà máy Sumitomo Nhật Bản chuyên về kiểm soát côn trùng, hệ thống ngăn chặn và bẫy mối của Xterm được đánh giá hiệu quả ngang bằng hệ thống ngăn chặn Xterra của Mỹ.
Chương trình hoạt động của hệ thống quản lý côn trùng bằng Xterm được thể hiện qua các bước:
- Kiểm tra, khảo sát toàn diện khu vực cần diệt và phòng chống. Tìm các điểm chúng tập trung đông nhất để đặt bả.
- Lắp đặt bả Xterm: tiến hành đặt bả Xterm tại các vị trí đã xác định, tùy vào mức độ xâm nhập của mối mà đặt mồi nhử ít hay nhiều.
- Kiểm tra: sau 1 tuần kiểm tra lại, nếu thấy bả ăn đến 60% thì tiến hành đặt thêm.
- Sau 3 – 4 tuần tiến hành kiểm tra lần nữa, nếu mối bị đổi màu, mất phản xạ, hoặc số lượng ít đi thì tổ mối có dấu hiệu đang bị tiêu diệt.
Với phương pháp xử lý mối tiên tiến nhất, ATALIAN tự hào mang đến cho Quý khách hàng giải pháp diệt mối an toàn và hiệu quả.
https://phundietcontrung.com/sdt 0979531228