DIỆT MỐI TẠI HƯNG YÊN 0979531228 diệt mối tận gốc, cam kết 100% hết mối hoàn toàn chỉ trong 1 lần diệt
CTY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG ÁNH DUYÊN.
Để ngăn chặn mối phát triển và phá hoại nhà cửa tài sản chúng ta, Công ty Diệt mối ÁNH DUYÊN 24H chúng tôi cung cấp dịch vụ Diệt Mối tại HƯNG YÊN. Công ty chúng tôi chuyên phòng và diệt mối tận gốc cho các hộ gia đình, các công ty, doanh nghiệp, các công sở, các nhà hàng, khách sạn…
MỐI LÀ GÌ?
Mối là côn trùng được liệt kê vào loài phá hủy có sức tàn phá ghê gớm nhất thế giới. Mối có thể phá hoại: nhà cửa, vật dụng gỗ, hệ thống đê điều, tàu thuyền…thậm chí phá hủy nhiều tài liệu trong thư viện rất quý giá… Vậy tác hại của mối và thiệt hại đối với con người như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Trên thế giới theo thống kê có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen, mối thợ, mối chúa, mối lính, mối vua… Mối thường sống một cuộc sống theo bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ để tiêu diệt thì sẽ thành công được ngay. Mà bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, và cần phải tiêu diệt chúng với nhiều biện pháp đến nguyên cả hệ thống tổ mối.
MỐI – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOÀI MỐI
Thông tin tổng quát về loài mối
Mối là loài côn trùng nguyên thuỷ có mặt trên trái đất từ 200 triệu năm trước. Mối có tên khoa học là Isoptera. Trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài mối. Tuy nhiên bạn chỉ thường thấy một số loài xuất hiện trong nhà là mối nhà và mối đất cánh đen. Nguồn thức ăn chính của mối là chất cellulose trong gỗ, chính vì thế mà mọi người vẫn luôn tìm cách tiêu diệt chúng vì sợ chúng phá hoại đồ dùng trong gia đình.
1. Hình thái bên ngoài
Mối sinh sản (mối chúa, mối vua, mối cánh, mối dự bị)
- Phần đầu phát triển và được bao bọc tương đối vững chắc. Có mắt đơn, mắt kép và râu hình chuỗi hạt, số lượng đốt râu thay đổi tuỳ loài. Râu cũng kiêm luôn nhiệm vụ của cơ quan khứu giác và vị giác
- Phần ngực gồm 3 đốt tương ứng với 3 đôi chân, với mối cánh đốt ngực giữa và sau mỗi đốt còn mang thêm một đôi cánh (sau khi bay giao hoán cánh mới bị rụng hoặc gãy theo khớp rụng cánh)
- Bụng thường có 10 đốt, có một cặp lỗ thở ở đốt bụng thứ 2 đến thứ 8. Đốt 10 là nắp sinh dục. Phần cuối cơ thể còn có một đôi gai đuôi.
- Mối chúa trưởng thành đã đẻ nhiều có phần bụng phát triển to hơn để chuyên đẻ trứng, cơ thể có thể đạt từ 60 đến 70mm
Mối không sinh sản (mối thợ, mối lính)
- Đầu của các mối không sinh sản kém phát triển hơn, chúng có mắt kép còn mắt đơn thì bị thoái hóa. Chiều dài vào khoảng 4mm – 10mm
- Mối thợ và mối non nhìn chung có hình thái giống nhau, mối non toàn thân màu trắng sữa, còn mối thợ thì có màu thẫm hơn.
- Mối lính có phần đầu to hơn, có biến đổi riêng biệt để phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và canh gác vương quốc
2. Hình thái bên trong
Hệ tiêu hoá
Gồm 3 đoạn chính:
- Ruột trước: lỗ miệng, thực quản, diều, mề
- Ruột giữa: ống ruột và các ống Malpigi
- Ruột sau: các túi tiêu hoá phụ, ruột già, trực tràng và hậu môn
Trong ruột mối có nhiều nguyên sinh vật và các vi khuẩn giúp mối tiêu hoá thức ăn là cellulose.
Cơ quan cảm giác
Gồm mắt đơn, mắt kép và đặc biệt là cơ quan jhonton nằm trên đốt trụ của râu giúp nhận biết đồng loại, kẻ địch hay kiếm ăn. Cơ quan phát thanh mà mối sinh sản có được là nhờ sự rung động giữa tấm lưng ngực và cách vẫy cánh để kêu gọi con đực. Ở mối không sinh sản (mối thợ và mối lính), là do sự co giật cơ đầu (thường để báo động sự nguy hiểm)
Vòng đời và tuổi thọ của loài mối
1. Giai đoạn trứng
- Lần đầu tiên giao phối mối chúa có thể sinh sản được vài chục trứng, theo thời gian, khi cơ quan sinh sản hoàn thiện, số trứng cũng sẽ dần tăng lên. Trứng mối rất nhỏ, có màu trắng và có hình bầu dục.
- Mối chúa đẻ trứng ở những nơi chúng cho là an toàn như trong tường, dưới lòng đất,…
- Số phận của các con mối được quyết định từ khi còn trong trứng, chúng có thể phát triển thành bất kỳ thành viên nào trong tổ như mối thợ, mối lính hoặc mối cánh.
2. Giai đoạn ấu trùng
- Sau từ 30 đến 60 ngày, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng mối có màu trắng đục và có kích thước bằng với kích thước trứng. Chúng sẽ có kích thước lớn hơn và phát triển đầy đủ hơn sau vài lần lột xác
- Thức ăn chủ yếu của ấu trùng cũng là cellulose từ gỗ. Tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của mối thợ để ấu trùng có thể tiêu hóa thức ăn.
- Các con mối thợ sẽ phân nhỏ thức ăn bằng cách nhai thức ăn và nuốt vào ruột, sau đó các enzym trong ruột sẽ chế biến thức ăn và xuất ra từ hậu môn để làm thức ăn cho các ấu trùng.
3. Giai đoạn con trưởng thành
- Sau nhiều lần lột xác, các con ấu trùng sẽ có được đầy đủ các cơ quan và tiến tới giai đoạn con trưởng thành.
- Thông qua giai đoạn này, chúng sẽ trở thành những con mối thợ, mối cánh hoặc mối lính tùy thuộc vào nhu cầu “vương quốc” của chúng.
4. Tuổi thọ của loài mối
Loài mối có tuổi thọ khá cao. Tuổi thọ của chúng cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ mà chúng đảm nhiệm:
- Mối chúa thực hiện nhiệm vụ sinh sản có thể sống đến 10 năm
- Mối thợ, mối lính làm nhiệm vụ kiếm ăn và bảo vệ nên thời gian tồn tại chỉ khoảng 1 đến 2 năm
Đặc tính bầy đàn của mối
Do cuộc sống bầy đàn và số lượng thành viên cực lớn, để phòng chống mối, bạn không thể chỉ nhắm vào từng con mối đơn lẻ. Bên cạnh các biện pháp xử lý để chống lại sự xâm nhập và phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm ra những biện pháp để diệt mối cả hệ thống tổ, mục đích quan trọng nhất chính là phải diệt được mối Chúa. Tất cả các công đoạn đều cần lưu ý đúng quy trình diệt mối tận gốc để hiệu quả cao nhất
Loài mối “gỗ khô” có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua những đặc điểm sinh sống như đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối “đống cát”..
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v…
Những điều thú vị về loài mối có thể bạn chưa biết
1. Thị giác của mối lính và mối thợ không tốt
Đa phần mối thợ và mối lính đều mù vì chúng dành cả cuộc đời của mình để làm việc trong bóng tối. Từ đó chức năng thị giác của chúng bị suy giảm. Ngược lại, đối với những con mối có khả năng sinh sản, chúng rất cần thị lực để tìm bạn tình và xây dựng “tổ ấm” mới cho mình.
2. Ruột mối có vi sinh phá vỡ cellulose
Thức ăn chính của mối là cellulose trong gỗ, tuy vậy, chất xơ này lại khá cứng, có độ bền cao và rất khó tiêu hóa. Các vi sinh vật trong ruột lúc này có nhiệm vụ phá vỡ cellulose, giúp phân giải thức ăn tiêu hóa cho mối.
Mối quan hệ cộng sinh giữa mới và vi sinh vật: vi sinh sử dụng ruột mối là nhà, đổi lại các vi sinh này giúp phân giải chất cellulose từ thức ăn cho mối.
3. Mối ăn phân của nhau
Như đã nói ở trên, trước khi có thể bắt đầu công việc khó khăn là ăn cellulose từ gỗ, các con ấu trùng hay gọi là mối non sẽ ăn phân của các con mối thợ. Sở dĩ có điều này là do mối non chưa có vi sinh vật phân giải cellulose trong đường ruột và việc ăn phân của mối thợ sẽ giúp chúng có thể cung cấp đủ vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột.
4. Mối rất sạch sẽ
Là loài sống trong bùn đất, nhưng mối lại rất biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể. Chúng dành nhiều thời gian để chải chuốt cho nhau để kiểm soát ký sinh trùng và vi khuẩn có hại đối với cả đàn.
5. Môi trường sống của mối
Môi trường sống cơ bản nhất của mối được biết đến là trong các thân gỗ, chúng thường đục tổ trong thân gỗ và lấy nguồn thức ăn từ những đường xây tổ mối
Những tác hại của loài
- Mối tấn công các nguyên liệu có nguồn gốc quý như các tài liệu, sách báo, giấy …trong thư viện, hay những hiện vật đang được bảo tồn có giá trị thẩm mỹ cao.
- Ngoài ra, mối còn gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao…Mối có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Từ đó chúng làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, mối còn tấn công cánh cửa ra vào, cửa gỗ nhà bạn. Khi bạn mở cửa bị kẹt hay cửa sổ khó mở, đó là do mối ăn gỗ gây ra, các sản phẩm thải của chúng tạo ra môi trường với nhiều hơi nóng và độ ẩm. Điều này làm cho gỗ phồng lên, làm cho khó mở cửa sổ hay cửa chính. Mối ăn liên tục không ngừng nghỉ. Điều này chứng tỏ là chúng liên tục tiêu thụ và phá hoại gỗ.
- Nếu nhà bạn đang gặp tình trạng bị mối xâm hại, có thể tìm hiểu một số loại thuốc diệt mối hiệu quả tại nhà để diệt trừ chúng.
Tóm lại, mối là loài côn trùng dù gây hại nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chúng chỉ phá hoại tài sản mà chủ yếu là các đồ dùng làm từ gỗ. Hi vọng với thông tin về tập tính và những sự thật thú vị về loài mối trên sẽ giúp ích trong việc tìm cách đúng và hiệu quả để phòng tránh và diệt trừ thiệt hại cũng như mầm họa đến từ loài côn trùng này.
MỐI CÓ TÁC HẠI NHƯ THẾ NÀO ĐẾN ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI?
I. Tác hại của mối và những thiệt hại mối gây ra cho con người
- Mối rất thích ăn các thức ăn trong gỗ có chứa chất cellulose. Chính vì vậy mối luôn tìm nguồn thức ăn mới, do đó nếu chúng phát hiện nhiều gỗ trong hay xung quanh nhà bạn mà không được xử lý đúng cách thì chúng có thể tấn công tàn phá ngôi nhà bạn trong ngày.
- Mối không chỉ xâm phạm các nhà có kết cấu bằng gỗ, mà chúng còn tấn công phá hủy các nhà lá, nhà tre,… mà chúng với bộ hàm rất sắc nhọn. Mối tấn công liên tục vào những công trình kiến trúc kiên cố, dù cho đã được gia cố bằng bê-tông cốt thép.
- Vấn đề mối mọt phá hoại các công trình xây dựng, kho tàng, khu bảo tồn di tích, đê điều, cây trồng … hiện nay là rất nghiêm trọng. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức nào, nhưng thiệt hại hàng năm do mối mọt gây ra không phải là nhỏ.
- Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa, mà còn xâm nhập vào những nhà xây dựng kiên cố, bê tông cốt thép; thâm nhập đường hầm cáp, nhà xưởng, nhà kho, thuỷ điện, gây chập mạch điện, ảnh hưởng các công trình kỹ thuật. Để khắc phục hậu quả, mỗi công trình phải cần kinh phí hàng chục triệu đồng để sữa chửa. Đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu quí hiếm, các lưu trữ, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc.
- Những năm gần đây, ở các tỉnh đã phải chi một khoảng tiền khá lớn cho việc phòng trừ mối mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình cơ sở như trường học, bệnh viện, khu làm việc … đến các công trình kiên cố to đẹp như Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền, Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng lưu trữ hồ sơ UBND tỉnh, phòng lưu trữ hồ sơ Sở Công an, các trạm viba thông tin liên lạc … đã bị mối mọt tấn công. Đó là chưa kể các tổn thất do mối mọt ở nhà ở và các công trình khác của nhân dân.
-
II. Những ảnh hướng của mối đến sức khỏe con người
Không chỉ gây thiệt hại cho các vật dụng, công trình, mối còn có thể gây ra chứng dị ứng nặng cho con người. Tuy rằng loài mối không cắn hay đốt người, không thể gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng nó vẫn có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Khi các con mối làm tổ ở những vách, đồ gia dụng gỗ, chúng sẽ tạo ra nấm mốc và bụi. Khi những vị trí ụ mối này nằm gần cửa sổ gió lùa hoặc gần quạt máy, máy điều hòa, máy sưởi, các hạt bụi, bào tử nấm mốc sẽ được phát tán trong không khí và lúc này con người hít vào sẽ bị dị ứng đường hô hấp với các biểu hiện như.
- Sổ mũi, hắt hơi liên tục, nếu không điều trị sớm hoặc bệnh bị lặp lại liên tục sẽ gây hen suyễn.
- Ho dai dẳng, liên tục mỗi khi ngồi trong phòng điều hòa, quạt máy.
- Nghẹt mũi, khó thở dù trong điều kiện thời tiết nào.
-
Khi bị dị ứng đường mũi, nhiều người cứ nghĩ rằng đó là do thời tiết chứ không nghĩ là do các ụ mối phát tán bụi và nấm mốc trong nhà. Do đó, khi gặp những triệu chứng bệnh này, bạn nên kiểm tra xem trong nhà có ụ mối nào không. Rất có thể đây chính là nguyên nhân gây bệnh cho chính bạn.
Khử Trùng Xanh GFC cung cấp dịch vụ xử lý mối mọt cho nhà riêng. Sau khi khảo sát tình trạng mối, chúng tôi đảm bảo cung cấp giải pháp diệt mối mọt tận gốc với tiêu chí an toàn, hiệu quả và tiết kiệm cho khách hàng. Ngoài phương pháp sử dụng hóa chất truyền thống, Khử Trùng Xanh GFC còn áp dụng nhiều phương pháp xử lý mối hiện đại khác đang được ứng dụng trên khắp thế giới. -
III. Mối làm tổ trong nhà có xui không?
Những con vật trong cuộc sống thường rất linh thiêng, chúng xuất hiện như thể báo trước cho con người một điềm gì đó. Mối xuất hiện trong nhà khiến nhiều người bất an về mặt tâm linh. Theo quan niệm phong thủy hình nào thì khí ấy, có nghĩa khi hình thể bị tác động (bàn ghế, giường, tủ bị hư hại) thì khí cũng thay đổi theo (âm suy). Đặc biệt gỗ là hệ mộc, mộc tức là cây, cây thì sinh sôi nảy nở. Nên khi “cây” bị phá hoại thì chắc chắn không được xem là điềm lành, báo hiệu công danh sự nghiệp, tiền bạc sức khỏe đi xuống.
IV. Dịch vụ diệt mối tận gốc cho cơ sở & doanh nghiệp
Dịch vụ kiểm soát mối chuyên nghiệp là cách hiệu quả nhất để loại bỏ sự xâm nhập của muỗi tại doanh nghiệp của bạn. Ngoài cách sử dụng thuốc diệt mối chuyên dụng, Khử Trùng Xanh GFC sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận tốt nhằm bảo đảm sự bảo vệ lâu dài
Đừng để các loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián, kiến, mối, mọt, chuột, ve, bọ chét, rệp….v.v. xâm chiếm và gây phiền toái cho nhà bạn, hãy liên hệ dịch vụ diệt mối tận gốc và kiểm soát mối tại PEST để có được phương án và cách diệt mối tốt nhất. -
Quy trình diệt mối tận gốc Tại HƯNG YÊN
- Bước 1: Tìm các khu vực có mối xuất hiện, thường mối gây hại nhiều trong nhà ở các chân tường, sau gạch bông, tủ bếp, sản gỗ, khung bao cửa, gác gỗ, cầu thang, các cây đà gỗ, …. Dùng thiết bị hộp nhử mối đã tẩm chất dẫn dụ để dụ mối vào trong hộp nhử, thời gian như mối có thể từ 8 – 12 ngày.
- Lưu ý: Trong thời gian nhử mối không được di chuyển hộp nhử, không được mở ra xem , không dược phun các chất khác vào hộp và khu vực cạnh hộp, không tạo tiếng động lớn hoặc cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khu vực đặt hộp.
- Bước 2: Phun xịt thuốc diệt mối sinh học: Sau thời gian nhử mối, ta tiến hành xử lý mối bằng thuốc diệt mối sinh học PMC 90 (Thuốc diệt mối sinh học dạng bột). Phun thuốc mối bằng cách tiến hành mở hộp nhử mối ra, nhẹ nhàng rắc hoặc xịt thuốc mối vào trong hộp. Thuốc mối được xịt đều, bước này cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm diệt mối thực hiện, bởi vì khi xịt thuốc mối cần xịt đều trong hộp sao cho dính lên cơ thể các con mối được đều, không nhiều quá (Làm con mối ngộp thuốc và chết trước khi về tổ) hoặc ít quá (Các con mối không bị dính thuốc => mối đem thuốc về tổ được ít).
- Tác dụng của thuốc diệt mối sinh học: Thuốc diệt mối PMC 90 công nghệ diệt mối sinh học do chính các kỹ sư Việt Nam tạo ra với các hợp chất Natri Florua Silicat, Axit Boric, Đồng Sunfat là những thành phần gây ra sốc đường ruột cho Mối thông qua đường tiêu hóa nhờ vào các hoạt chất trên có thể lây truyền nhanh qua các đường tiếp xúc với nhau, với tập tính của mối là tập trung với số lượng nhiều tại khu vực kiếm ăn, khi dính Thuốc PMC 90, các con mối thợ sẽ mang Thuốc diệt mối PMC về tận tổ gây lây nhiễm trong đàn, sau thời gian ngắn sẽ tiêu diệt mối chúa, mối lính, mối thợ.
- Bước 3: Thu dọn vệ sinh sau khi xử lý mối: Sau khi công tác diệt mối tận gốc hoàn thành (Kiểm tra mối đã bị tiêu diệt hoàn toàn) Nếu không còn mối trong công trình thì tiến hành dọn vệ sinh. Các hộp nhử, thuốc trừ mối vương vãi trong công trình phải được dọn sạch. Không đổ hộp nhử mối hoặc thuốc diệt mối ra hồ ao, gây ô nhiễm môi trường.
- Bước 4: nghiệm thu. sau khi xử lý và tiêu diệt hết mối công ty và khách hàng tiến hành nghiệm thu kết quả.
-
Để biết thêm thông tin về dịch vụ diệt mối, kế hoạch kiểm tra mối mọt định kỷ, hoặc để hỏi về cách diệt mối mọt, cách phòng ngừa mối và làm thế nào để phát hiện nhà bạn có mối, hãy gọi cho văn phòng Công Ty Diệt Mối Và Côn Trùng ÁNH DUYÊN của chúng tôi ngay hôm nay theo số Hotline : 0979531228( K/s: Tư vẫn miễn phí
-
CÔNG TY KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG ÁNH DUYÊN
VPĐD Hà Nội : 97- Ngõ 48- Ngô Gia Tự- Long Biên- Hà Nội
Chi Nhánh : Số 1 Ngõ 18 , Phố Phú Xá, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội
Chi Nhánh : số 124 ngõ 100 Hoàng Quốc Việt , Nghĩa Đô, Cầu Giâý , Hà Nội
Chi Nhánh: số 185 ngõ 235 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân , Hà Nội
- https://phundietcontrung.com/