97 ngõ 48 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội

Danh mục dịch vụ
QUY TRÌNH DIỆT MỐI
23 tháng 03 2023

QUY TRÌNH DIỆT MỐI

QUY TRÌNH DIỆT MỐI TẬN GỐC

Trước tiên cần phải khảo sát xác định loại mối phá hoại trong công trình là loại mối nào thì mới có phương án xử lý phù hợp và hiệu quả. Cần hiểu được tổng quan về loài mối, đặc tính sinh học, sinh hoạt, cấu trúc và thức ăn … của mối

Trung tâm xử lý mối và côn trùng Hà Nội – Công ty cổ phần Thái Nam Hưng xin cung cấp một số thông tin cũng như kinh nghiệm tới quý khách hàng và bạn đọc như sau:

1. Quy trình diệt mối – Đối với mối nhà (hay còn gọi là mối gỗ ẩm, tên quốc tế Coptotermes).

Đây là loài mối mà ta thường thấy nhất bởi chúng đã, đang và sẽ tấn công ngay vào đồ dùng, vật dụng bằng gỗ như khuôn cửa, cánh cửa, hộc cửa, sàn gỗ, ốp tường… trong căn nhà ngay cả khi chúng ta vừa mới xây xong.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thường xuyên kiểm tra lau dọn nhà cửa, nếu phát hiện vết đất ướt từ lòng đất, hộc cửa hoặc khe tường… đùn lên, cứ quét đi lại bị đùn lên, khi cậy nhẹ thấy mối lính (con mối trắng như hạt gạo, nếu cắn sẽ tiết axit làm chúng ta cảm thấy tê) bò ra đó chính là mối nhà
Đối với loại mối này chúng ta có phương án diệt như sau:
a. Diệt lây nhiễm
Trước tiên tìm nơi mối đi qua, dùng hộp nhử mối (loại hộp chất lượng tốt, còn mới nguyên) đã nhúng nước trước đó 5 phút, sau đó đặt vào nơi phát hiện mối đi qua và cố định hộp nhử tránh bị dịch chuyển.
Sau đó cứ 5 – 7 ngày tiến hành kiểm tra hộp nhử nếu phát hiện đất được đắp ra khe hộp là mối đã vào ăn, cứ thế nếu mối ăn nhiều phải tiến hành đặt hộp bổ sung, quá trình theo dõi mối ăn tuỳ theo từng thời kỳ, từng loại thời tiết khác nhau, các vùng miền khác nhau mà ta có thời gian theo dõi cho thích hợp, trung bình thì thời gian xử lý khoảng 30 ngày.
Khi mối ăn nhiều vào trong hộp tiến hành kiểm tra xem lượng mối trong hộp thế nào và tiến hành phun thuốc lây nhiễm, chú ý khi phun thuốc phải phun xương tránh để thuốc dính vào mối quá nhiều. Sau đó đặt hộp nhử mối đã được phun thuốc vào vị trí cũ để mối mang mầm bệnh về tổ lây nhiễm cho cả đàn mối.
Sau khoảng 3 ngày kiểm tra không còn phát hiện mối chứng tỏ đàn mốiđã bị tiêu diệt hoàn toàn và tiến hành thu dọn. Công việc diệt mối đã hoàn thành.
Ưu điểm: ít tốn kém, hiệu quả cao, thời gian diệt nhanh gọn
Nhược điểm: Nếu không làm đúng cách sẽ dẫn đến không hết mối, lần sau làm mối sẽ không ăn hộp.
Chú ý: Trên đây chúng tôi giới thiệu sơ qua về quy trình diệt mối lây nhiễm, hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng và được nhân viên bán thuốc diệt mối tư vấn khi nhà mình có mối thì đi mua vật tư về là có thể tự làm được. Tuy nhiên nghe có vẻ dễ hiều và có thể làm được nhưng thực tế diệt mối là một việc làm rất khó khăn, mất thời gian và rất công phu. Chúng tôi khuyến cáo nếu nhà bị mối hãy cứ để nguyên, không quét, không cạo đi và gọi cho các công ty diệt mối chuyên nghiệp để họ cho kỹ thuật đến kiểm tra và tư vấn cho phương án xử lý, tránh mất tiền hai lần mà mối vẫn không hết.
b. Diệt bằng bả, nấm vi sinh
Ngoài phương pháp diệt mối bằng cách đặt hộp nhử chúng ta còn có thể diệt bằng việc đặt các miếng bả diệt mối vào cạnh tổ, đường đi của mối…Khi chúng ăn phải sẽ về mớm mồi cho nhau và gây nên dịch bệnh dẫn đến đàn mối bị tiêu diệt hoàn toàn. Thời gian thực hiện phương pháp này mất khá nhiều thời gian, trung bình khoảng 3 – 4 tháng tổ mối mới bị tiêu diệt.
Ưu điểm: Đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả
Nhược điểm: Tốn kém và mất thời gian hơn
c. Diệt trực tiếp tại tổ
Nếu phát hiện tổ mối mà có thể đào được thì phải tiến hành đào ngay, khi phát hiện tổ mối tiến hành phun thuốc diệt mối trực tiếp nồng độ cao vào tổ mối. Việc phát hiện này có thể bắt được mối chúa, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp bởi chỉ khi đào đất, cải tạo nhà mới phát hiện được.
2. Quy trình diệt mối – Đối với mối đất (thuộc giống tên quốc tế thường gọi là Odontotermes, Macrotermes hay Microtermes thuộc họ Termitidae. Chúng thường ăn các loại gỗ đã mục hoặc các loại nấm có ở vườn nấm trong tổ mối. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện loại mốinày trong vườn, gốc cây, đê đập … hiếm thấy trong nhà.
Khi gặp loại mối này ta có các phương án xử lý như sau:
a. Diệt lây nhiễm
Quy trình diệt gần giống với quy trình diệt mối gỗ ẩm, chỉ khác nguồn thức ăn để nhử mối phải là gỗ mục, vỏ cây mục, gỗ giấy đã bị ẩm mốc, mọc rêu… Sau khi diệt lây nhiễm xong cần xử lý bổ sung thuốc chống mối dạng dung dịch bơm vào bên trong tổ mối.
b. Diệt bằng phương pháp xông hơi
Nếu phát hiện có nắp phòng đợi bay hoặc khe hở nơi mối chui ra, ta tiến hành đánh dấu. Bịt kín các lỗ, khe khác chỉ để một vài lỗ để thả thuốc xông hơi, sau khi thả thuốc xông hơi lại bịt các lỗ lại. Đối với một số tình huống cụ thể có thể sử dụng thêm các loại bạt, nilon… để tăng hiệu quả cũng như tránh thời tiết xấu.
c. Diệt bằng việc đào tận tổ
Khi phát hiện nắp phòng đợi bay tiến hành đánh dấu và chuẩn bị dụng cụ để đào, đào theo đường mối có nắp phòng đợi bay cho đến khi tới tổ và có thể bắt được mối chúa. Sau đó dùng thuốc diệt mối trực tiếp phun lên toàn bộ đàn mối. Trường hợp đào nửa vời, vướng chướng ngại vật không thể tiếp tục đào thì tiến hành bơm thuốc bằng phương pháp bơm áp lực để thuốc ngấm vào trong tổ mối.
d. Dùng các phương pháp khác
Ngoài 3 phương pháp trên ta cũng có thể sử dụng các cách thức khác nhau để diệt loại mối đất như đặt bả, dùng hoá chất chuyên dụng … tuy nhiên hiệu quả không cao.
3. Quy trình diệt mối – Đối với mối gỗ khô
Mối gỗ khô tên gọi quốc tế Cryptotermes là loại mối làm tổ ngay trong gỗ đã khô và thức ăn của chúng chính là gỗ mà chúng làm tổ trong đó nên rất khó có thể diệt loại mối này vì chúng không chịu ăn mồi nhử từ bên ngoài.
Diệt loại mối này chỉ có hai phương pháp:
– Phương pháp bơm diệt trực tiếp bằng cách dùng xilanh hoặc khoan lỗ rồi bơm thuốc vào
– Phương pháp xông hơi: Giống phương pháp diệt mối đất.

Diệt tận gốc mối chúa

0979531228